Chọn nhẫn cầu hôn như thế nào?
Khi tìm một chiếc nhẫn cầu hôn, bạn có vô số những băn khoăn cần được giải đáp. Hãy xem danh sách dưới đây.
- Chất liệu nhẫn
- Chọn ổ nhẫn bao nhiêu chấu
- Những lưu ý về chấu
- Những lưu ý và kiểu ổ nhẫn (Crown head)
- Những lưu ý về thiết kế của đai nhẫn (Band Design-Phần 1)
- Những lưu ý về thiết kế của đai nhẫn (Band Design-Phần 2)
- Nhẫn có nhiều kim tấm
Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu về chất liệu nhẫn. Có rất nhiều lựa chọn về chất liệu, kiểu dáng cho bạn cân nhắc khi tìm kiếm một chiếc nhẫn cầu hôn ưng ý. Chúng tôi sẽ có một loạt bài hướng dẫn hữu ích, giúp bạn đưa ra quyết định chính xác.
Chất liệu phổ biến cho một chiếc nhẫn cầu hôn là Bạch kim và các loại vàng
Hai chất liệu được sử dụng nhiều nhất là Bạch kim và vàng trắng 18K. Cả hai chất liệu này đều là lựa chọn hoàn hảo cho một chiếc nhẫn cầu hôn hay có sự khác biệt nào khiến cho một trong hai chất liệu này là lựa chọn tốt hơn? Chúng ta cùng phân tích để giúp các bạn có ý tưởng rõ hoan về hai kim loại này nhé
Nhẫn cầu hôn bạch kim
Người ta thường sử dụng Bạch kim 950-thành phần gồm 95% là bạch kim, 5% là alloy (thường là ruthenium). Do hàm lượng Bạch Kim cao, nên nhẫn bạch kim đặc hơn, khiến bạn luôn cảm thấy nó nặng hơn nhẫn vàng trắng. Bạch kim là kim loại cứng nhưng dễ bị tác động, cho phép các thợ kim hoàn tạo kiểu một cách dễ dàng.
Sau một thời gian sử dụng, màu của nhẫn bạch kim sẽ trở nên tối hơn và ngả xám. Điều này sẽ khiến cho trang sức bạch kim nhìn giống đồ cổ. Những người có công việc thường xuyên tiếp xúc với hoá chất mạnh như thợ làm tóc, thợ vận hành máy sản xuất, phụ nữ nội trợ,…thường thích chọn trang sức bạch kim hơn. Mặc dù là kim loại cứng nhưng bạch kim mềm hơn cả vàng trắng 10K, khiến cho nó bị hạn chế hơn trong việc chống xước, méo móp. Bạn phải thường xuyên kiểm tra các chấu ổ nhẫn hàng năm, hoặc hai năm một lần, để đảm báo ổ nhẫn không bị biến dạng, bị lỏng lẻo.
Nhẫn cầu hôn vàng trắng 18K
Thành phần cấu tạo là 75% vàng nguyên chất và 25% là alloy. Mặc dù có màu trắng tương tự như bạch kim, vàng trắng 18K rẻ hơn rất nhiều. Bạn có thể dành số tiền chênh này vào việc nâng cấp các thành phần khác của chiếc nhẫn cầu hôn, chẳng hạn như viên chủ.
Bạn không cần phải lo lắng nhẫn cầu hôn vàng trắng sẽ ngả vàng khi bị oxi hoá, vì nó sẽ lại trắng như lúc ban đầu sau khi được đánh bóng lại và xi lại. Hơn nữa, nếu nhẫn cầu hôn của bạn, dù là vàng trắng 18K hay bạch kim được bảo quản đúng cách thì nó có thể được lưu giữ qua nhiều thế hệ.
Một điều quan trọng khác bạn cần lưu ý thêm, nếu bạn định đeo ghép nhẫn cưới và nhẫn cầu hôn trên cùng một ngón tay, chúng tôi khuyên bạn nên chọn hai chiếc nhẫn cùng một chất liệu. Mặc dù vàng trắng 18K và bạch kim có cùng màu trắng khi chúng còn mới, nhưng sau một thời gian sử dụng, chúng sẽ bị ngả màu khác nhau. Để đảm bảo hai chiếc nhẫn có cùng màu sau nhiều năm sử dụng, bạn hãy chọn cùng một chất liệu.
Nếu bạn không muốn môt chiếc nhẫn cầu hôn màu trắng, sẽ còn những chất liệu màu khác như vàng vàng, vàng hồng, và vàng đen.
Nhẫn cầu hôn vàng vàng
Hãy bắt đầu với vàng vàng, chất liệu phổ biến nhất từ thời kì đầu khi vô số hợp kim vàng được tìm thấy. Nó là kim loại mềm nhất, và sở hữu màu thuần khiết nhất. Ngoài ra bạn, trang sức vàng luôn đặc biệt nổi bật trên tay người đeo có làn da tối màu.Những cặp đôi chọn ổ nhẫn vàng vàng thường có xu hướng chọn những viên kim có nước thấp như nước H, hoặc dưới H, vì ổ nhẫn vàng vàng sẽ hắt ánh vàng lên viên kim, làm cho chúng nhìn sáng hơn.
Tuy nhiên nếu bạn định lắp viên kim nước cao như D-G, chúng tôi khuyên bạn không nên mua ổ vàng vàng, vì chúng không hợp với vàng vàng, do màu vàng có thể phản sáng lên viên kim, làm chúng giảm bớt độ trắng sáng tuyệt đẹp của chúng
Nhẫn cầu hôn vàng hồng
Mặc dù ngành trang sức hiện bị thống trị bởi vàng trắng, vàng hồng dần trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Màu vàng hồng được tạo ra bằng sự pha trộn của vàng nguyên chất và đồng. Chúng được yêu thích bởi đem lại cảm giác lãng mạn và thời thượng. Vàng hồng cũng tạo ra tông ấm nhẹ và không màu cho viên kim cương.
Sau nhiều năm sử dụng nhẫn vàng hồng sẽ có sắc đỏ hơn và tối hơn, khiến chiếc nhẫn cầu hôn của bạn nhìn cổ điển hơn. Nếu bạn và nửa kia là fan của phong cách cổ điển, nhẫn cầu hôn vàng hồng chắc chắn là chất liệu bạn nên cân nhắc. Hơn nữa, màu vàng hồng thường rất hợp với những làn da kém sắc (tái). Chúng làm cho làn da của bạn trở nên có sức sống hơn.
Nhẫn cầu hôn vàng đen
Cuối cùng là vàng đen độc đáo và vô cùng ấn tượng. Để tạo ra màu vàng đen, nhẫn sẽ được mạ một lớp rhodium màu đen. Màu nguyên bản của chiếc nhẫn phải là màu trắng, sau đó được phủ lớp rhodium màu đen. Nhẫn vàng đen dần trở thành một xu hướng. Kim cương không màu thường được lắp vào ổ nhẫn màu đen để tạo ra sự tương phản hoàn hảo. Sự kết hợp cổ điển hai màu đen trắng luôn phù hợp cho mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, bạn phải chú ý thêm khi đeo trang sức vàng đen, vì bất kì sự va quệt nào cũng gây xước, làm lộ ra lớp màu bên trong.
Nếu bạn thích nhưng không chắc chắn sẽ chọn một chiếc nhẫn cầu hôn vàng đen hoàn toàn, bạn có thể kết hợp nó với các loại vàng khác như vàng vàng (nửa đen nửa vàng), để tạo ra vẻ đẹp cổ điển hơn, phong cách hơn. Một gợi ý khác là kiểu nhẫn đai vặn xoắn hai màu đen và vàng.
Nếu bạn thích kim cương không màu và ổ nhẫn vàng hồng hay vàng vàng, nhưng không muốn viên kim cương không màu của bạn nhìn như mấy viên có màu thì sao? Hãy kết hợp hai màu vàng vào một chiếc nhẫn của bạn.
Những chiếc nhẫn cầu hôn hai màu
Nhẫn hai màu là loại nhẫn có hai chất liệu vàng khác nhau trên cùng một chiếc nhẫn. Ví dụ, nhẫn vàng hồng và trắng, vàng vàng và trắng, là những kiểu kết hợp mang lại cảm giác hiện đại và cách tân
Một trong những kiểu nhẫn cầu hôn hàng đầu là kiểu nhẫn đai xoắn 2 vòng và 2 màu trắng hồng. Mảnh đai hồng mang lại cảm giác nữ tính, ngọt ngào cho chiếc nhẫn cầu hôn, trong khi mảnh đai trắng tạo ra sự tương phản xinh đẹp. Nếu như cô gái của bạn thích sự lấp lánh, bạn có thể chọn thêm những viên đá nhỏ vào phần đai nhẫn.
Trên đây là tất cả những gì bạn cần lưu ý về chất liệu vàng và màu sắc của chiếc nhẫn cầu hôn. Hãy tìm xem bài tiếp theo về cách chọn ổ nhẫn nhé.