ĐẦU TƯ KIM CƯƠNG VÀ NHỮNG ĐIỀU MÀ BẠN NÊN BIẾT TRƯỚC KHI BẮT ĐẦU

Ngày nay, nhẫn kim cương được trao trong ngày cưới ngày càng phổ biến. Bởi hầu hết cặp đôi tình nhân cho rằng: nhẫn kim cương chính là biểu tượng cho một tình yêu lâu dài vĩnh cửu. Hơn nữa, đó là tín vật gắn bó cho các cặp đôi nhắc nhở họ phải luôn trân trọng và yêu thương nhau đến cuối đời. Kim cương cũng được nhiều người đầu tư cũng vì nó có giá trị lớn. Nhưng mấy ai biết được hết những gì cần lưu ý trước khi bắt đầu? Hãy cùng Meez khám phá lời giải ngay trong bài viết dưới đây. 

Đầu tư kim cương là gì?

Kim cương từ lâu đã được biết đến như một món hàng giá trị với nhu cầu mua bán và là chất liệu làm nên trang sức. Bên cạnh các kênh đầu tư và tích lũy tài sản thường thấy như chứng khoán, bất động sản, trái phiếu hay vàng bạc. Thì ngày càng có nhiều nhà đầu tư tích lũy kim cương để đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình. Đầu tư kim cương chính là việc dùng tiền tích lũy của mình. Để mua những viên kim cương nhằm kiếm lợi nhuận hoặc để giữ giá trị hoặc tránh lạm phát.

Trên giấy tờ, kim cương có ý nghĩa đầu tư tuyệt vời. Chúng có giá trị nội tại cao, luôn có nhu cầu và tồn tại mãi mãi – ngoài ra. Chúng còn nhỏ, dễ di chuyển và dễ cất giữ. Và, giống như hầu hết các loại đá quý và kim loại quý, hiệu suất trong quá khứ cho thấy chúng sẽ tăng giá trị theo thời gian. 

Các lý do để đầu tư kim cương

Kim cương không chiếm nhiều diện tích

Bạn biết rồi đó, một viên kim cương có kích thước nhỏ xíu nhưng được mua với một lượng ngoại tệ khá nhiều. Đây là món đồ có giá trị cực cao với ưu điểm không chiếm nhiều diện tích. Do đó mà kim cương được coi là một vật chuyển giao tiền tệ tuyệt vời và có thể được cất giữ ở bất cứ đâu an toàn. Thậm chí chỉ cần với một chiếc két sắt nhỏ nhất. Bạn cũng có thể lưu trữ những viên kim cương có giá trị lên đến hàng triệu đô la.

Kim cương rất bền, không thể bị vỡ hay mòn

Một lý do khác nữa để nhà đầu tư không thể từ chối đầu tư kim cương chính là tính bền bỉ theo thời gian. Và không thể bị vỡ hay hao mòn. Là loại đá quý cứng nhất trên thế giới, đạt điểm 10 trên thang đo độ cứng Mohs. Kim cương kim cương hầu như không thể bị tổn hại bằng bất kỳ tác động vật lý thông thường. Do vậy  người mua không cần chú ý quá nhiều về việc bảo quản kim cương. Điều duy nhất bạn cần làm đó là không làm mất viên đá quý này. Đây được coi là một yếu tố tuyệt vời thúc đẩy xu hướng đầu tư và lưu trữ kim cương hiện nay.

Kim cương tăng giá theo lạm phát

Nếu bạn đang tìm kiếm một tài sản chống lạm phát thì hãy nghĩ tới ngay kim cương. Cũng giống như vàng, kim cương là một tài sản đáng để đầu tư khi kinh tế có dấu hiệu lạm phát. Đặc biệt kim cương có tính thanh khoản cao, bền và di chuyển dễ dàng đến nhiều nơi. Do vậy  Do vậy, ngay cả khi bạn không có nhu cầu đầu tư vào kim cương. Bạn cũng có thể cân nhắc việc này như một phương thức lưu trữ tiền của.

Kim cương có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như làm nhẫn kim cương

Bạn có thể sử dụng kim cương để làm tài sản tích trữ. Hoặc cũng có thể gắn vào trang sức như nhẫn kim cương và sử dụng trong quá trình đầu tư. Bởi kim cương là loại đá quý không bị bào mòn hay vỡ. Do vậy về mặt kỹ thuật sẽ không có một viên kim cương nào được coi là “ hàng đã qua sử dụng”.

Đầu tư vào kim cương đem lại sự thoải mái về tâm lý

Cũng giống như vàng vật chất, kim cương là loại đá quý vật lý. Người đầu tư hoàn toàn có thể dễ dàng cầm nắm, ngắm nhìn và sử dụng. Điều này mang đến cảm giác an toàn khi sở hữu và đầu tư kim cương. Nó không giống như cổ phiếu hay các loại hình đầu tư tài chính khác.Phải nhìn ngắm sự rung lắc của thị trường trên biểu đồ máy tính hay điện thoại.

Vì lý do này mà đầu tư kim cương đem lại sự thoải mái về tâm lý. Giúp nhà đầu tư có thời gian, công sức để làm những việc quan trọng và ý nghĩa hơn. 

Các rủi ro khi đầu tư kim cương

Nếu như đây là lần đầu tiên bạn tìm hiểu về đầu tư kim cương thì chắc chắn phải lưu ý 3 rủi ro chính sau. 

Tính minh bạch về giá

Không giống như các loại hàng hóa, tài sản khác: vàng, bạc…Kim cương là khoản đầu tư không có bất cứ chính xác biểu đồ bảng giá nào. Trên thị trường, bảng giá Rapaport thường được các nhà đại lý dựa vào để tính giá trị kim cương. Tuy nhiên điều này chưa bao giờ là đủ và chưa thực sự hữu ích cho mục đích định giá kim cương.

Trên thực tế, giá cả của viên kim cương còn được xác định bởi tỉ lệ cung cầu trên thị trường. Thay vì chỉ dựa vào các yếu tố cơ bản như trọng lượng, màu sắc và độ tinh khiết. Ngoài ra, bảng giá này chỉ được áp dụng cho kim cương không màu. Và hiện tại trên thế giới vẫn chưa có một bảng giá chính xác nào được đưa ra cho kim cương màu.

Trong quá trình mua bán, tùy vào lượng cung cầu của thị trường mà giá trị của viên kim cương không màu. Sẽ được định giá chênh lệch trên dưới 10% so với bảng giá thị trường. Và khoản chênh lệch này cũng là một khoản tiền rất lớn đối với những viên kim cương chất lượng cao. Hiện nay đang có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện để khắc phục nhược điểm này trong mô hình đầu tư kim cương.

Thiếu tính giao dịch giữa các cá nhân mua bán đơn lẻ

Các công ty luôn mua được kim cương với giá tốt hơn là các cá nhân mua. Nó cũng giống như các cửa hàng, công ty buôn vàng kinh doanh vàng có được lợi thế về giá. Để khắc phục điều này, bạn có thể gửi viên kim cương đi đấu giá. 

Hiện này các cuộc đấu giá kim cương do Christie và Sotheby tổ chức đang thu hút rất nhiều nhà đầu tư và nhà sưu tập kim cương. Vấn đề duy nhất bạn cần cân nhắc đó là phiên đấu giá này. Chỉ chấp nhận những viên đá độc nhất vô nhị và cần khá nhiều chi phí để tham gia.

Cần kiên nhẫn khi đầu tư kim cương

Rất hiếm khi và gần như không có khả năng để một viên kim cương có thể tăng khoảng 30% giá trị sau 1 năm. Ngay cả với đa số cổ phiếu ở những năm kinh tế bình ổn, mức tăng này cũng thường không xảy ra. Do vậy khi đầu tư kim cương, bạn hãy đặt ra mục tiêu đầu tư dài hạn.

Đầu tư vào kim cương bằng cách nào?

Khi đã hiểu hết về các rủi ro khi đầu tư kim cương, nhiều người vẫn muốn thực hiện việc đầu tư này. Nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Hãy tham khảo ngay những tuýp đơn giản mà Meez đề cập ở phần dưới đây. 

Tìm hiểu những điều cơ bản về chất lượng kim cương

Không thể đầu tư vào một thứ gì đó nếu bạn không hiểu về nó. Và đầu tư kim cương cũng vậy. Nhà đầu tư cần biết các thông tin cơ bản đến nâng cao về kim cương. Như tính chất vật lý của kim cương, nguồn gốc ra đời của kim cương. Hay tiêu chuẩn 4C bao gồm: vết cắt, màu sắc, độ tinh khiết, trọng lượng carat. Đồng thời cũng phải tìm hiểu về các ngôn ngữ chuyên ngành của loại đá quý này.

Những kiến thức cơ bản sẽ là nền tảng giúp nhà đầu tư phân biệt được đâu là kim cương đạt chuẩn chất lượng, đâu là kim cương pha tạp. Từ đó định giá được viên kim cương mình muốn đầu tư đúng với giá trị thực của nó. 

Thiết lập ngân sách đầu tư

Bạn nên phân chia ngân sách đầu tư của bạn thành “ nhiều giỏ”. Chứ không nên đầu tư hết vào kim cương. Hãy nhớ rằng, kim cương chỉ là một phần trong danh mục đầu tư của bạn chứ không phải là kênh đầu tư duy nhất. Hơn nữa, việc đầu tư kim cương ít biến động và phải đầu tư trong thời gian dài thì mới tính đến chuyện lợi nhuận.

So sánh giá cả

Giá viên kim cương không màu hiện nay được công khai phổ biến ở nhiều nơi nên không quá khó để tìm hiểu và xác định phân khúc giá trước khi đầu tư. Tuy nhiên điều này khá khó thực hiện đối với các viên kim cương màu do màu sắc của mỗi viên sẽ đem lại giá trị khác nhau.

Mua một cách có tính toán thay vì mong muốn cá nhân

Đầu tư vào bất cứ tài sản nào cũng vậy. Bạn nên mua tài sản đó một cách có tính toán tỉ mỉ, chi tiết và suy nghĩ kỹ lưỡng thay vì mong muốn cá nhân hay vì tâm lý đám đông. Và đầu tư kim cương cũng vậy.  hãy cân nhắc nhu cầu thực sự của thị trường. Ví dụ viên kim cương với kiểu cắt kim cương tròn hoặc cushion sẽ dễ bán ra hơn là giác cắt hình bầu dục.

Do vậy, bạn hãy dành thời gian quan sát trên thị trường xem loại nào đang được chào bán nhiều thì chính (màu sắc, độ tinh khiết …). Thì chính là loại phổ biến với nhu cầu mua đi bán lại cao.

Tin vào giấy chứng nhận

Những người mua kim cương cần lưu ý về những giấy chứng nhận chất lượng kim cương đạt chuẩn. Từ các tổ chức kiểm định kim cương uy tín, như tổ chức GIA. Những nơi bán kim cương uy tín sẽ luôn luôn tận tình hướng dẫn. Và giải thích cho khách hàng về chất lượng viên kim cương. Cũng như cách kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng.

Ngoài ra, mua kim cương ở các nơi bán đàng hoàng sẽ giúp bạn tránh mua phải kim cương giả. Do hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại đá giống kim cương có thể kể đến. Như kim cương Moisssanite, đá Cubic Zirconia (CZ) …

Đầu tư kim cương dạng viên hay trang sức kim cương?

Chắc chắn viên kim cương được gắn vào một vật trang sức đẹp như nhẫn kim cương, bắt mắt sẽ có giá trị và dễ bán hơn một viên kim cương đứng rời. Nhưng đấy là ở nước ngoài. Còn ở Việt Nam thì người mua có xu hướng tìm kiếm mua viên kim cương rời hơn so với trang sức kim cương-nhẫn kim cương. Bởi người mua không thể đánh giá được kim cương khi đã được gắn lên vật phẩm khác. Do vậy đôi khi họ sẽ yêu cầu bạn gỡ viên kim cương ra đề kiểm chứng. Trong trường hợp này, chứng nhận GIA là vô cùng cần thiết. Để người mua có thể kiểm tra tất cả các thuộc tính của kim cương. Mà không cần phải gỡ bỏ kim cương khỏi vật gắn.

Đa dạng hoá các sản phẩm kim cương của bạn

Cũng giống như các loại hình đầu tư khác, khi đầu tư kim cương bạn nên đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình. Tránh bỏ tiền vào một giỏ rất rủi ro. Nếu bạn định sẵn khoản đầu tư kim cương của mình là 50.000 đô la. Thì bạn có thể lựa chọn mua 2 viên kim cương có giá 25.000 đô la. Hoặc chia nhỏ khoản tiền để mua thành 3 viên. Quyết định mức giá kim cương là bước quan trọng để xác định số lượng sản phẩm trong danh mục đầu tư.

Ngoài ra, nếu bạn có điều kiện kinh tế để đầu tư vào kim cương màu. Thì bạn không nên mua tất cả các viên kim cương cùng một loại màu. Nếu bạn đã chọn một viên kim cương đỏ. Vậy thì viên thứ hai nên là kim cương đen hoặc  kim cương hồng.

Tìm kiếm tư vấn từ các chuyên gia

Nếu bạn có biết đến các chuyên gia và nhà tư vấn kim cương, hãy tham khảo lời chia sẻ từ họ. Họ đã có kinh nghiệm thực tế đúc rút từ nhiều năm, nhiều thương vụ đầu tư kim cương. Nên ít nhiều bạn sẽ có được bài học và kinh nghiệm cho mình. 

Vậy là Meez đã chia sẻ với bạn tất cả những điều mà bạn nên biết trước khi bắt đầu đầu tư kim cương. Hy vọng bạn sẽ có thêm thông tin và kiến thức hữu ích để đưa ra những quyết định đúng đắn trong con đường sự nghiệp đầu tư của bạn.