Nhẫn cưới được trao trong ngày trọng đại với ý nghĩa như là minh chứng chứng minh cho một tình yêu đẹp kết thúc có hậu. Việc đeo nhẫn thế nào để hôn nhân thuận buồm xuôi gió? Và những điều cấm kỵ khi đeo nhẫn khiến hôn nhân dễ tan vỡ là gì? Bạn đã biết chưa? Nếu tin về tâm linh và những điều kiêng kỵ từ cha ông để lại thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây để bạn biết mà tránh.
Tại sao phải đeo nhẫn cưới?
Nhẫn cưới được xem là biểu tượng cho sự kết nối giữa cặp đôi nam nữ yêu nhau và mong muốn sống đời bên nhau. Cùng trải qua muôn vàn sóng gió, thử thách của cuộc đời. Để cuối cùng vẫn nắm tay nhau nhìn cùng một hướng.
Nhẫn luôn có mặt trong hầu hết các hôn lễ từ xưa đến nay. Nó đã trở thành minh chứng chứng minh cho tình yêu đôi lứa. Ngày nay việc đeo nhẫn hàng ngày không còn xa lạ với các cặp đôi. Nhưng bạn có biết vì sao phải đeo nhẫn không? Dưới đây là một số lý do thuyết phục.
- Đeo nhẫn cưới hàng ngày chứng tỏ việc bạn đã có chủ nhân, đã có gia đình. Tránh người khác giới có ý định tán tỉnh hay kết thân với người đó. Việc này sẽ giúp hai bạn có được lòng chung thủy với nhau, không bị cám dỗ trước những ngọt ngào, đắm say nhất thời ở bên ngoài. Và cũng từ chiếc nhẫn này, những người khác khi nhìn vào cũng sẽ tự hiểu. Và tự biết cách điều chỉnh quan hệ cho phù hợp.
- Đeo nhẫn hàng ngày còn là để nhắc nhở đối phương và hai vợ chồng. Cuộc sống hôn nhân không phải chỉ lo và có trách nhiệm cho bản thân. Mà còn phải lo cho đối phương vợ/ chồng, những đứa con sau này và cả gia đình hai bên.
Chữ “nhẫn” trong nhẫn cưới thể hiện sự nhẫn nhịn
Chữ “nhẫn” trong nhẫn cưới thể hiện sự nhẫn nhịn khi có mâu thuẫn xảy ra giữa hai người. Trong cuộc sống vợ chồng, sẽ có những lúc “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”. Những lúc như vậy, hai bạn nhìn vào chiếc nhẫn như một lời nhắc nhở. Hãy quan tâm, nhường nhịn nhau, chia sẻ cho nhau mọi gian khó. Chấp nhận đối phương như họ là, dù đối phương có những khuyết điểm, những việc làm chưa tốt. Từ đó tạo dựng nên một mối quan hệ vợ chồng gắn bó và thấu hiểu nhau hơn.
Cặp nhẫn cưới cũng là tín vật sẽ cùng vợ chồng đi qua năm tháng. Chứng kiến sự trưởng thành của mỗi người trong cuộc sống hôn nhân. Để sau này ngồi nhìn lại, hai bạn sẽ thấy thật hạnh phúc khi đã chọn lựa nhau trong cuộc đời này.
Với những lý do “to đùng” như vậy, chiếc nhẫn nên được đeo hàng ngày.
Ý nghĩa biểu tượng của nhẫn cưới
Mẫu nhẫn cưới đẹp là tín vật thiêng liêng được trao đặc biệt trong ngày cưới trọng đại của cuộc đời cô dâu chú rể. Nó không chỉ là một món trang sức ngày cưới. Mà chiếc nhẫn này còn mang nhiều ý nghĩa không thể thay thế được. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về ý nghĩa của nhẫn cưới.
Nhẫn cưới là biểu tượng của hôn nhân
Nhẫn của cô dâu có nguồn gốc từ thời Hy Lạp cổ xưa. Người Hy Lạp quan niệm rằng trong cuộc đời người phụ nữ có ba chiếc nhẫn quan trọng là nhẫn đính hôn, nhẫn cưới và nhẫn vĩnh cửu. Ban đầu nhẫn cho cô dâu được làm bằng sắt, sau này chất liệu dần được thay thế bằng vàng, bạc…
Thời Hy Lạp cổ đại, khi cô gái chấp nhận đưa chiếc nhẫn vào tay. Thì cô gái đã không còn tự do như trước, bị trói buộc cả về tinh thần lẫn thể xác. Dưới thời Ai Cập cổ đại, chiếc nhẫn là biểu tượng thiêng liêng của sự gắn kết không bao giờ chấm dứt.
Ngày nay, việc đeo nhẫn cưới được coi là 1 nghi thức không thể thiếu trong đám cưới của các nước trên thế giới. Việc đeo nhẫn khẳng định sự kết nối giữa hai người. Chiếc nhẫn như là một biểu tượng của tình yêu, là sợi dây liên kết giữa hai người yêu nhau.
Nhẫn cưới phải có một cặp (2 chiếc)
Nhẫn cưới luôn luôn phải đi theo cặp, gồm hai chiếc. Và có nét trang trí tương đối giống nhau hoặc có những điểm chung nhất định.
Ý nghĩa về sự gắn bó của cặp nhẫn cũng tương tự, đó là trách nhiệm và để khẳng định chính thức họ là vợ chồng. Mỗi khi nhìn vào chiếc nhẫn, họ biết mình sẽ phải có trách nhiệm đối với người vợ hoặc chồng của mình. Kể cả lúc vui hay buồn, lúc đầy đủ hay khó khăn…
Nhẫn cưới thường được làm bằng vàng thể hiện sự quý giá và sự trân trọng
Lý do là vì đây là một nguyên liệu quý giá và hiếm có. Ngoài ra, để khoác lên mình vẻ ngoài sáng bóng lộng lẫy của cặp nhẫn. Vàng đã phải trải qua quá trình nung nấu trong lửa dưới nhiệt độ khắc nghiệt. Điều đó thể hiện ý nghĩa sâu sắc rằng để có được cuộc sống hôn nhân viên mãn hạnh phúc. Cần phải cùng nhau vượt qua những thử thách và khó khăn trong cuộc sống.
Những điều cấm kỵ khi đeo nhẫn cưới
Với những ý nghĩa tuyệt vời và thiêng liêng của nhẫn cưới, chắc chắn hai bạn sẽ dự định đeo nhẫn hàng ngày. Nhưng đeo thế nào để có được một cuộc sống vợ chồng thuận buồm xuôi gió thì không phải ai cũng biết. Với những điều cấm kỵ khi đeo cặp nhẫn định mệnh dưới đây, bạn nên biết để tránh càng sớm càng tốt.
Không đeo nhẫn cưới ở ngón áp út
Với ý nghĩa quan trọng trong hôn nhân, nhẫn cưới phải được đeo vào ngón tay của cô dâu, chú rể và phải đeo ở ngón áp út. Tại sao như vậy? Bởi vì đây là quan niệm đeo nhẫn cưới có từ lâu đời khi nhiều nhà y cổ học cho rằng. Ngón áp út là ngón tay chứa nhiều dây thần kinh dẫn đến trái tim nhất. Vì thế, khi đeo nhẫn cưới ở ngón áp út sẽ góp phần trong việc gắn kết trái tim của hai người yêu nhau lại với nhau.
Ngoài ra, theo quan niệm của người Châu Á, trên bàn tay mỗi người có 5 ngón tay. Mỗi ngón đại diện cho một người quan trọng nhất của cuộc đời mỗi người. Trong đó, ngón cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón trỏ tượng trưng cho anh em. Ngón giữa là chính mình, ngón áp út tượng trưng cho người bạn đời, ngón út là bạn bè. Vì thế, nhẫn cưới phải được đeo ở ngón áp út.
Vậy mà nhiều cặp đôi không biết hoặc vô tư đeo nhẫn cưới ở những ngón tay khác không phải là ngón áp út. Vì cho rằng, những quan niệm thời xưa không còn đúng. Nếu bạn đang nghĩ như vậy thì hãy thay đổi quan điểm. “ Có kiêng có lành” hãy tin là như vậy.
Đeo nhẫn trước khi lễ cưới diễn ra
Nhẫn cưới là tín vật thiêng liêng mang dáng dấp của sự minh chứng chứng minh khoảnh khắc hai bạn chính thức trở thành vợ chồng của nhau. Trở thành một phần của nhau. Do đó, việc đeo nhẫn cưới phải là ở trong khi tổ chức đám cưới, trước sự chứng kiến của người thân, bạn bè, họ hàng hai bên.
Nhiều cặp đôi uyên ương không biết điều này, lại đeo nhẫn trước khi lễ cưới diễn ra. Điều này có thể làm mất “duyên” và sự đặc biệt, ý nghĩa của nhẫn cưới. Nếu bạn đang đeo nhẫn cưới và chưa đến ngày tổ chức đám cưới, hãy tháo ra và cất vào nơi sạch sẽ, đẹp đẽ. Đến ngày đẹp tháng tốt, hai bạn tha hồ thể hiện cá tính, phong cách, đẳng cấp của mình qua cặp nhẫn hoàn hảo. Chắc chắn, việc đúng lúc đúng thời điểm đó sẽ khiến giây phút trở thành một phần của nhau. Sẽ trở nên thiêng liêng và ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Đeo nhẫn cưới có hình thức quá lệch nhau
Vì nhẫn cưới là phải có đôi có cặp nên hình thức cũng phải hòa hợp với nhau. Không thể một cái trông thế này, một cái trông thế kia. Vì như vậy thì sẽ không phải là nhẫn cưới đôi cặp nữa. Nhiều người không biết cứ vô tư chọn hình thức theo sở thích của riêng mình. Mà không ăn khớp phong cách nhẫn với đối phương. Dẫn đến nhẫn cưới có hình thức quá lệch nhau. Điều này là không nên.
Bởi vì, nhẫn cưới có kiểu dáng tương đồng nhau có ý nghĩa thể hiện sự đồng lòng giữa hai vợ chồng. Ngoài ra, đây cũng là một cách đánh dấu để người ta biết cặp nam nữ đó là một đôi vợ chồng.
Vì vậy mà nếu chọn nhẫn cưới có hình thức quá khác nhau thì vợ chồng dễ xảy ra mâu thuẫn, tranh cãi. Nếu cái tôi của mỗi người quá cao, không biết nhẫn nhịn thì dễ dẫn tới chia tay.
Bán hoặc làm mất nhẫn cưới
Trong cuộc sống vợ chồng, có nhiều lúc sẽ rất khó khăn. Cả về tài chính lẫn sự nghiệp hay các mối quan hệ xung quanh. Nhiều người khó khăn quá liền bán nhẫn cưới đi để có số tiền làm điều mình mong muốn. Nhưng có ai biết rằng chính việc này đã đẩy hôn nhân vào một tình thế mong manh dễ vỡ. Hoặc nhiều cặp đôi lại làm mất nhẫn vì một lý do nào đó. Người xưa quan niệm rằng, đánh mất nhẫn cưới đồng nghĩa với việc đánh mất cuộc hôn nhân. Nếu biểu tượng gắn kết giữa hai vợ chồng bị mất thì hạnh phúc giữa hai người cũng bị ảnh hưởng, gặp nhiều sóng gió.
Nếu có khó khăn quá, hãy nhờ sự giúp đỡ của người thân, bạn bè hai bên. Nếu nhẫn không vừa, quá chật hoặc quá rộng hoặc có ý định đổi nhẫn cưới mới thì hãy bàn bạc với đối phương. Đừng tự ý làm việc gì một mình với chiếc nhẫn cưới.Vì nó như linh hồn của cuộc hôn nhân giữa hai bạn.
Nếu muốn đổi nhẫn cưới, hai bạn cũng nên giữ lại cặp nhẫn cũ, không nên bán nhé. Vừa là để lưu giữ kỉ niệm một thời gắn bó với cặp nhẫn. Vừa là để trân trọng những khó khăn mà hai vợ chồng đã cùng nhau trải qua.
Chỉ vợ hoặc chồng đeo nhẫn
Nhẫn cưới phải có cặp. Do đó, cặp nhẫn phải được hai người đeo chứ không phải một người. Nếu như chỉ vợ hoặc chồng đeo nhẫn, dù bất cứ lý do nào thì cũng không tốt cho hôn nhân. Nó có nghĩa là vợ chồng đang bị chia cắt, không đồng thuận nên sẽ kéo theo nhiều hệ lụy phía sau đó.
Vậy là với những điều cấm kỵ khi đeo nhẫn cưới khiến hôn nhân dễ tan vỡ mà Meez đã chia sẻ ở trên. Hy vọng bạn sẽ có thêm thông tin và kiến thức hữu ích. Để có được một cuộc sống vợ chồng viên mãn, đủ đầy và hạnh phúc. Nếu có thắc mắc gì hay muốn được tư vấn về các mẫu nhẫn. Hãy liên hệ ngay đến Meez để được hỗ trợ tốt nhất.