NHỮNG ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA NHẪN CƯỚI VÀ NHẪN CẦU HÔN MÀ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT

Nhẫn cưới và nhẫn cầu hôn đều là những tín vật tượng trưng cho sự gắn bó của đôi uyên ương dành cho nhau. Tuy nhiên không ít người vẫn nhầm lẫn giữa hai loại nhẫn này là một. Vậy đâu là sự khác biệt ? Hãy cùng Meez khám phá những điểm khác nhau giữa nhẫn cưới và nhẫn cầu hôn. Mà không phải ai cũng biết ngay trong bài viết dưới đây. Mời bạn tham khảo để hiểu rõ hơn về hai loại nhẫn.

Nhẫn cầu hôn là gì?

Cầu hôn là hành động của bạn trai ngỏ lời mời gọi và mong muốn người mình yêu chấp nhận làm vợ của mình, chấp nhận kết hôn với mình. Để hai người cùng viết nên những trang nhật ký hôn nhân hạnh phúc. Để tối về ngủ chung một giường. Và hàng ngày mở mắt ra có thể nhìn thấy nhau đầu tiên dưới một mái ấm gia đình.

Khi nào thì cần cầu hôn? Đó là khi cặp đôi uyên ương đã có một thời gian quen nhau, tìm hiểu và yêu nhau sâu đậm. Hơn nữa, chàng trai đã xác định cô gái mình yêu là người vợ tương lai của mình. Buổi cầu hôn được thực hiện trước giai đoạn tổ chức hôn lễ. Chàng trai cần phải vượt qua thử thách cầu hôn bạn gái một cách chân thành, lãng mạn nhất. Để người con gái anh yêu động lòng, cảm thấy xao xuyến và chấp nhận mối quan hệ gắn bó. Ràng buộc nhau đến suốt cả cuộc đời.

Trong buổi lễ cầu hôn, ngoài sự chuẩn bị không gian ấn tượng, lãng mạn thêm chút hoa hồng, chút ánh nến hay rượu vang. Mà còn có sự xuất hiện của chiếc nhẫn cầu hôn. Đó là tín vật định tình trao tặng người yêu. Nếu cô gái gật đầu đồng ý làm vợ của chàng trai, anh chàng sẽ nhanh chóng đeo nhẫn vào bàn tay cô gái. Điều này cũng nói lên nhẫn cầu hôn còn là minh chứng chứng minh cho cuộc tình đẹp. Kết thúc đẹp bằng một đám cưới hoàn hảo trong tương lai gần. 

Nhẫn cưới là gì?

Khác với nhẫn cầu hôn, nhẫn cưới là tín vật thiêng liêng được cặp tình nhân trao cho nhau trong ngày cưới. Trước sự chứng kiến của bao người thân, bạn bè, gia đình họ hàng hai bên. Nhẫn cưới là biểu tượng cho sự gắn kết hai người, cùng nhau chung sống, chung thủy một lòng với nhau. Khi cô dâu chú rể trao cho nhau cặp nhẫn cưới định mệnh đồng nghĩa với việc họ chính thức làm vợ chồng hợp pháp. Cuộc sống của hai người sau này sẽ không còn là sống vì bản thân mình nữa. Mà sẽ là cuộc sống mới đồng hành cùng bạn đời của mình.

Chiếc nhẫn cưới trên tay họ giúp họ luôn thấy trách nhiệm của mình đối với người bạn đời của mình. Dù vui buồn, đau khổ, khó khăn hay hạnh phúc thì họ sẽ luôn bên nhau để cùng nhau vượt qua.

Nhẫn cưới là một cặp và thường có hình dáng giống nhau. Được làm từ nhiều chất liệu đa dạng như vàng, platinum, vàng trắng…Dù làm bằng chất liệu gì thì ý nghĩa của chiếc nhẫn cũng không bao giờ thay đổi. Nhẫn của người con trai thường có thiết kế bản to, đơn giản hơn nhẫn cưới của người con gái.

Nhẫn Cưới và Nhẫn Cầu Hôn khác nhau như thế nào?

Để các cặp đôi hiểu rõ hơn về nhẫn cưới và nhẫn cầu hôn. Hãy cùng Meez khám phá sự khác nhau rõ rệt giữa hai loại nhẫn này trong phần dưới đây. 

Phân biệt Nhẫn Cầu Hôn và Nhẫn Cưới

Nếu để phân biệt nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới bằng sự quan sát thì bạn có thể thấy ngay. Nhẫn cầu hôn được thiết kế cầu kỳ hơn, đẹp hơn so với nhẫn cưới. Bởi nhẫn cưới hầu hết được đeo hàng ngày nên kiểu dáng đơn giản hơn.

Bên cạnh đó, nhẫn cầu hôn thường được đính đá hoặc đính kim cương trên bề mặt. Còn nhẫn cưới cũng có loại mẫu như vậy nhưng vị trí nằm chìm hơn. Để khi sinh hoạt hàng ngày không bị rơi ra hay hỏng. 

Nhẫn cầu hôn có thể làm từ chất lượng bạc, vàng, kim cương,…Còn nhẫn cưới đa số làm bằng vàng tây như nhẫn cưới vàng 18k trơn, nhẫn vàng 14k, nhẫn vàng đính đá kim cương sang trọng,…

Ý nghĩa biểu tượng của chiếc nhẫn

Cả nhẫn cưới và nhẫn cầu hôn (hay còn gọi là nhẫn đính hôn) đều mang ý nghĩa. Là tín vật thiêng liêng tượng trưng cho sự gắn kết giữa hai người. Là minh chứng chứng minh cho một tình yêu đẹp, sâu sắc, chân thành. Một khi trao nhẫn và đồng ý nhận nhẫn, đeo nhẫn trên tay thể hiện cả hai người đều mong muốn sẽ gắn bó. Tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau trong suốt quãng thời gian về sau. 

Tuy nhiên, nhẫn cưới và nhẫn cầu hôn lại có những ý nghĩa biểu tượng riêng khác nhau:

  • Nhẫn cầu hôn: là biểu tượng cho một tình yêu chân thành của chàng trai dành cho cô gái. Nếu trong buổi cầu hôn, cô gái đồng ý cho chàng trai đeo nhẫn lên tay. Thì cũng là lúc chàng trai khẳng định chủ quyền của mình. Và chuẩn bị ngay cho một đám cưới hoàn hảo như ước hẹn. Do đó, nhẫn cầu hôn còn là tín vật để “đánh dấu” hoa đã có chủ. Cô gái ấy sắp có chồng tương lai không xa. Nhẫn cầu hôn còn mang ý nghĩa như là một sự tin tưởng của cô gái dành cho chàng trai về sự bảo vệ. Che chở trong suốt phần đời còn lại. Cả hai bạn sẽ cùng nhau xây đắp một cuộc sống gia đình hạnh phúc, đủ đầy. Trong đó có những tiếng cười của trẻ con.
  • Nhẫn cưới: là biểu tượng cho một cam kết bên nhau trọn đời. Là sự nhất quán về chung thủy son sắt, hai bạn đã là một. Nhẫn cưới đánh dấu cột mốc hai bạn về chung sống với nhau dưới một mái nhà. Cùng ăn, cùng chơi, cùng làm, cùng ngủ, cùng làm những điều mình thích. Và cùng chăm sóc lũ trẻ, cùng làm việc, cùng sẻ chia…Đeo nhẫn cưới hàng ngày còn nhắc nhở cặp vợ chồng trẻ về trách nhiệm dành cho nhau. Về sự nhường nhịn nhau, quan tâm, sẻ chia cho nhau những điều vui cũng như những điều khó nhọc trong cuộc sống. 

Tuyên ngôn, hàm ý của việc trao nhẫn

Không chỉ khác nhau về ý nghĩa biểu tượng mà nhẫn cưới và nhẫn cầu hôn còn khác nhau về tuyên ngôn, hàm ý khi trao nhẫn. Nếu như nhẫn cưới được đeo trong ngày làm đám cưới. Tức là hai người đều có kế hoạch chuẩn bị và biết rõ đám cưới sắp diễn ra. Thì nhẫn cầu hôn được trao trong sự hồi hộp và một chút lo lắng của chàng trai trong buổi cầu hôn. Vì không biết câu trả lời của người con gái mình yêu là gì, liệu có đồng ý với lời cầu hôn của mình không. Do đó, nhẫn cầu hôn mang nhiều ý nghĩa về mặt tinh thần, vừa háo hức, vừa hồi hộp. Nhất là khi chàng trai chưa lên tiếng hỏi và cô gái chưa trả lời.

Bên cạnh đó, nhẫn cưới có thể hiểu là một lời tuyên bố: “cô ấy/ anh ấy là vợ/chồng của tôi”. Trong khi ý nghĩa của nhẫn cầu hôn thực chất lại là một câu hỏi. Mà thường là chàng trai muốn hỏi cô gái: “Em đồng ý làm vợ anh nhé?”.

Sự khác nhau trong bối cảnh trao nhẫn

Tuyên ngôn, hàm ý của việc trao nhẫn đã khác thì nhẫn cưới và nhẫn cầu hôn còn khác nhau về bối cảnh trao nhẫn. Sau khoảng thời gian quen nhau, tìm hiểu, yêu nhau sâu đậm. Nếu chàng trai thật sự mong muốn kết hôn với người con gái mình yêu thương. Thì chàng sẽ âm thầm chuẩn bị nhẫn cầu hôn cùng với không gian, địa điểm cầu hôn thật lãng mạn. Để làm sao nhận được cái gật đầu của cô nàng. Nếu trong buổi cầu hôn đó, cô gái đồng ý đưa bàn tay ra để chàng trai đeo nhẫn. Thì hai người chuyển từ mối quan hệ yêu đương sang thành vợ/chồng chưa cưới. Do đó, nhẫn cầu hôn được trao trong bối cảnh riêng tư hoặc trước sự chứng kiến của số nhỏ bạn bè, người thân. Trong không gian đẹp lung linh, trong cảm giác hồi hộp, có chút lo lắng của chàng trai.

Trong khi đó, nhẫn cưới thường được cặp đôi uyên ương trao cho nhau vào ngày tổ chức đám cưới. Trước sự chứng kiến của tất cả người thân, gia đình, bạn bè, họ hàng hai bên. Chiếc nhẫn cưới khi cả hai đã đeo trên tay. Cũng là mốc đánh dấu thời điểm hai bạn chính thức trở thành vợ chồng hợp pháp của nhau. Nhẫn cưới được đeo trong bối cảnh là những phút giây hạnh phúc trong một không gian đám cưới ấm cúng, vui vẻ và đáng nhớ.  

Kiểu dáng, chất liệu nhẫn có gì khác?

Nhẫn cầu hôn được chàng trai bí mật làm tặng cho cô gái nên thường chỉ có một chiếc. Và thường nhẫn cầu hôn có thiết kế với những chi tiết cầu kỳ. Giá thành cũng đắt hơn so với nhẫn cưới. Bởi nhẫn cầu hôn được đeo trên tay cô nàng. Mà các cô gái thường rất thích mẫu nhẫn yểu điệu, duyên dáng, hiện đại, sang trọng và đẳng cấp. Do đó, nhẫn cầu hôn cũng thường được thiết kế gắn thêm kim cương, ngọc hay đá quý ở trên mặt nhẫn.

Trong khi đó mẫu nhẫn cưới đẹp được đeo cho cả hai người trong ngày cưới nên sẽ có hai chiếc (một cặp). Hơn nữa, đa số nhẫn cưới đeo hàng ngày nên kiểu dáng nhẫn thường là mặt trơn ít họa tiết. Thậm chí còn không có đính kim cương hay đá quý. Mà nếu có đính sẽ in chìm trong nhẫn để không bị rơi ra ngoài. Thiết kế của nhẫn cưới cũng đơn giản hơn nhiều so với nhẫn cầu hôn.

Còn về chất liệu, nhẫn cầu hôn có thể làm bằng bạc, nhẫn, kim cương, platium, đá quý,…Còn nhẫn cưới hầu hết được làm từ vàng tây. Như nhẫn vàng 14k, nhẫn cưới vàng 18k, nhẫn cưới vàng 10k, nhẫn cưới vàng đính kim cương đẹp,…

Vị trí đeo nhẫn cưới và nhẫn cầu hôn

Nhẫn cầu hôn thường được đeo vào ngón áp út của bàn tay trái cô gái. Vì từ xưa nhiều người quan niệm rằng ngón áp út là ngón duy nhất truyền máu thẳng đến trái tim. Với ý nghĩa tình yêu đi thẳng đến trái tim, hai người sẽ sống hạnh phúc với nhau đến trọn đời. 

Trong khi đó, nhẫn cưới được đeo cho cả hai người. Với chàng trai, nhẫn được đeo vào ngón áp út bên trái. Với cô gái, nhẫn được đeo vào ngón áp út bên phải. 

Vậy là với chia sẻ của Meez về những điều khác nhau giữa nhẫn cưới và nhẫn cầu hôn mà không phải ai cũng biết. Hy vọng hai bạn sẽ có thêm thông tin và kiến thức hữu ích. Từ đó hiểu ý nghĩa và thực hiện một đám cưới hoàn hảo như trong mơ. Nếu đôi uyên ương muốn tham khảo thêm các mẫu nhẫn đính hôn hay nhẫn cưới mới nhất, hiện đại, đa dạng thiết kế. Thì có thể liên hệ với Meez để được tư vấn tốt nhất.