Nhẫn cầu hôn được nhiều người nhắc đến như một sự “đặt cọc” của chàng trai dành cho cô gái muốn cưới nàng làm vợ. Nhưng mấy ai hiểu hết được lịch sử và quá trình phát triển của nó. Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn để có cái nhìn đúng đắn về ý nghĩa của nhẫn đính hôn. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây. Một sự hiểu đúng về nhẫn đính hôn thiêng liêng sẽ giúp chàng trai có được tư tưởng vững chắc. Để tỏ tình yêu chân thành đến người mình thương.
Nhẫn đính hôn là gì?
Nhẫn đính hôn là một từ Hán Việt, bao gồm đính (xác định) và hôn (hôn nhân). Kết hợp hai từ này lại, ta có được cụm từ với nghĩa hoàn chỉnh. Xác định trước việc hôn nhân của đôi lứa.
Từ xa xưa, lúc còn Đế chế La Mã, khi một người đàn ông muốn hỏi cưới một cô gái. Thì anh ta sẽ tặng cho cô một chiếc nhẫn kim cương. Xem như một vật đính ước. Nếu cô gái từ chối, thì chiếc nhẫn sẽ trao trả lại cho chủ nhân. Nhưng nếu cô gái nhận lời, mà người đàn ông sau đó bội ước. Thì chiếc nhẫn được xem như món bồi thường danh dự cho cô gái.
Truyền thống về chiếc nhẫn đính hôn xuất hiện mạnh mẽ hơn là ở phương Tây. Khi các chàng trai dùng nó như vật để ngỏ lời chung đôi trong tương lai. Thông thường, nhẫn đính hôn sẽ là một chiếc nhẫn kim cương bởi đặc tính bền bỉ. Cứng cáp cùng năm tháng của nó (kim cương) như tượng trưng cho sự bền chặt trong chuyện tình cảm đôi lứa.
Nhẫn cầu hôn phát triển hưng thịnh trong thời hiện đại
Tuy thế, trong bối cảnh hiện đại thì điều này không chỉ tồn tại trong nền văn hóa phương Tây. Mà đã trở thành một thông điệp mang tính phổ quát. Điều này phản ánh rõ ràng và cực kỳ sâu sắc qua việc các chàng trai Việt. Tìm hiểu rất nghiêm túc một chiếc nhẫn đính hôn như ý để trao lời hẹn với người yêu. Điều này cũng phản ánh rằng nhẫn đính hôn mang một ý nghĩa rất rõ ràng và chuẩn mực về sự chân thành. Nghiêm túc trong mối quan hệ của các chàng trai.
Nhẫn cầu hôn ra đời khi nào?
Với mọi sự vật hay sự việc trên thế giới đều có một quá trình hình thành và phát triển theo thời gian. Và đối với nhẫn đính hôn cũng vậy. Quá trình hình thành trong lịch sử cổ đại từ hình dáng đến ý nghĩa của chiếc nhẫn cũng thật sự hấp dẫn và chứa nhiều điều ẩn ý.
Nhẫn cầu hôn xuất hiện từ rất lâu, trong những năm 1215. Lý do xuất hiện chiếc nhẫn này là việc các cặp đôi đến giai đoạn xác định việc trở thành phu thê của nhau. Mong muốn cưới nhau về xây dựng gia đình.
Mọi người thường xem việc đám cưới là việc hệ trọng. Do đó, hai bên gia đình thường đặt niềm tin vào việc xem ngày tốt đẹp để tổ chức đám cưới. Và chiếc nhẫn cầu hôn được xem là tín vật thiêng liêng đánh dấu mốc chuẩn bị ngày trọng đại. Là việc “đặt chỗ” của chàng trai với gia đình nhà gái.
Nhẫn cầu hôn trong lịch sử cổ đại
Trong lịch sử cổ đại thì người Ai Cập là người đầu tiên đeo nhẫn. Người La Mã thời kỳ đầu tin rằng “dòng máu tình yêu ” nằm ở ngón thứ tư của bàn tay trái. Và do đó, bắt đầu có phong tục đeo nhẫn trên ngón tay đó. Những chiếc nhẫn mà họ trao tặng kém lãng mạn hơn nhiều so với biểu tượng hiện đại đằng sau những chiếc nhẫn.
Ở thời La Mã cổ đại, lễ trao tặng nhẫn cầu hôn là bằng chứng của quyền sở hữu cô gái thuộc về chàng trai. Là việc xác định hoa đã có chủ, bông hoa ấy chuẩn bị kết giao cùng người mình yêu thương thành một gia đình nhỏ.
Lần đầu tiên sử dụng nhẫn cầu hôn kim cương là năm nào?
Có thể bạn chưa biết, nhẫn đính hôn kim cương lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1477. Khi chàng rể Mary của Burgundy tặng cho cô dâu-người mình yêu của mình là Archduke Maximilian của Áo. Để thể hiện tình yêu chân thành và vĩnh cửu của mình. Đây là món quà đính hôn, chiếc nhẫn đính hôn bằng kim cương đầu tiên được ghi nhận trong thời cổ đại.
Thật không may, cuộc hôn nhân của họ bắt đầu kéo dài 200 năm gây tranh cãi. Lên đến đỉnh điểm là Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha vào đầu những năm 1700. Xu hướng tặng nhẫn kim cương cho người đính hôn bắt đầu phổ biến trong giới hoàng gia và giới thượng lưu.
Nhẫn cầu hôn kim cương vào những năm 1500
Một truyền thống thời Victoria là Nhẫn trang trọng , trong đó chữ cái đầu của những viên ngọc quý được sử dụng đánh vần từ ‘sự quan tâm’.
Theo truyền thống của Anh-Mỹ, nhẫn đính hôn là chiếc nhẫn được một người phụ nữ đeo ở ngón áp út bên tay trái của cô ấy. Để chỉ sự đính hôn của cô ấy để được kết hôn.
Các loại đá quý không phải lúc nào cũng giống nhau, nhưng thông thường. Chúng là Ruby, Emerald, Garnet, Amethyst, Ruby và Diamond.
Nhẫn cầu hôn trong thời hiện đại
Trong lịch sử cổ đại là thế, nhẫn cầu hôn vẫn được lưu hành và phát triển từ kiểu dáng, mẫu mã đến chất lượng trong thời hiện đại ngày nay. Đặc biệt, nhẫn đính hôn được giới trẻ quan tâm. Bởi nó được coi là mốc đánh dấu cực kỳ quan trọng trong mối quan hệ mật thiết giữa đôi uyên ương nam nữ. Chiếc nhẫn được chàng trai tặng cho cô gái như một món quà đính hôn cô dâu tương lai của mình. Nó đại diện cho một thỏa thuận chính thức về sự trong trắng và một kế hoạch đám cưới hoàn hảo trong tương lai gần.
Tại Hoa Kỳ, một chiếc nhẫn đính hôn được trao trong một buổi cầu hôn. Còn chiếc nhẫn cưới được trao đổi giữa cô dâu và chú rể trong thánh đường như một phần của lễ cưới. Tục lệ này được gọi là lễ “trao nhẫn đôi”. Hầu hết phụ nữ đeo nhẫn đính hôn cùng với nhẫn cưới và thường có những bộ phù hợp.
Nhẫn cầu hôn ở các nước Phương Tây
Trong các nền văn hóa phương Tây, một chiếc nhẫn đính hôn được người đàn ông trao cho người phụ nữ. Điều đó cho thấy rằng người đó đã đính hôn để kết hôn. Nó tách biệt với nhẫn cưới và theo phong tục tượng trưng cho tình yêu và sự cam kết giữa hai người.
Nhẫn đính hôn có thể được làm từ bạc, vàng hoặc bạch kim. Tất nhiên nó được trang trí bằng một viên đá quý hoặc nhiều viên đá quý. Mặc dù kim cương luôn sử dụng theo cách truyền thống. Nhưng nhiều loại đá quý màu đang trở thành một lựa chọn phổ biến trong nhẫn đính hôn ngày nay. Ở một số nền văn hóa, cả nam và nữ đều đeo nhẫn đôi. Và ở các nền văn hóa khác thì nhẫn đính hôn được sử dụng thay thế cho nhẫn cưới.
Tầm quan trọng của chiếc nhẫn cầu hôn
Khi một cô gái gật đầu đồng ý lời cầu hôn của chàng trai người yêu mình, cô sẽ đeo chiếc nhẫn cầu hôn vào ngón tay áp út. Để thể hiện sự xác định (đính) chuyện hôn nhân (hôn) với chàng trai ấy.
Lúc này, chiếc nhẫn cầu hôn sẽ trở thành nhẫn đính hôn – nhẫn xác thực mối quan hệ và tình cảm của đôi lứa. Điều này thể hiện sự chuyển tiếp của nhẫn cầu hôn thành nhẫn đính hôn trong mối quan hệ nhân quả của đôi lứa. Vậy điều này trong thực tế có ý nghĩa như thế nào?
Điều này thể hiện sự cam kết, tín ước để hai bên cùng an tâm thực hiện những kế hoạch và dự định trong tương lai. Nhẫn đính hôn là một chiếc nỏ neo cam kết, để tạo nên một sự gắn kết song song song với niềm tin của đôi lứa.
Sau khi cầu hôn, nếu được nàng đồng ý, chàng trai sẽ đeo nhẫn đính hôn vào tay nàng như một sự “đặt chỗ” hay “ khẳng định lãnh thổ”. Và bắt tay vào thực hiện kế hoạch cho một đám cưới hoàn hảo.
Do đó, nhẫn đính hôn mang ý nghĩa cực kỳ thiêng liêng và quan trọng. Nếu chàng trai nào mong muốn rước nàng về dinh trong niềm hân hoan và hạnh phúc của người mình yêu. Thì nhất định không thể bỏ qua buổi cầu hôn với sự xuất hiện của chiếc nhẫn cầu hôn thiêng liêng này.
Đeo nhẫn cầu hôn
Ở Vương quốc Anh, Ireland, Bắc Mỹ, Úc, Mexico, Brazil, Iran, Chile, Ý, Pháp, Thụy Điển, Slovenia. Và nhiều quốc gia khác, nhẫn đính hôn được đeo trên ngón áp út bên trái.
Người Hy Lạp, Nga, Ba Lan, Áo, Tây Ban Nha, Ấn Độ , Colombia, Venezuela và Na Uy thường đeo nhẫn cưới. Và nhẫn đính hôn trên ngón áp út của bàn tay phải.
Ở Đức, chiếc nhẫn đính hôn được đeo trên tay trái khi đính hôn, sau đó chuyển sang tay phải sau khi kết hôn.
Ở Brazil, không có khái niệm về nhẫn đính hôn. Cả nam và nữ đều đeo nhẫn cưới bên tay phải. Sau đám cưới, nhẫn được chuyển sang tay trái.
Theo phong tục Bắc Âu, cả nam và nữ đều đeo nhẫn đính hôn của mình. Gần đây, việc phụ nữ cầu hôn đàn ông ngày càng phổ biến. Với những chiếc nhẫn đính hôn của đàn ông được trang trí công phu có đính đá quý và kim cương.
Các cặp đôi ở Châu Á rất coi trọng chất lượng vàng làm nhẫn đính hôn. Thường thì họ sẽ lựa chọn mua những loại vàng tốt nhất như vàng 18k và 24k. Ở Ấn Độ, vàng gắn liền với sự cao cấp, vẻ đẹp và sự hấp dẫn. Vàng chất lượng cao được coi là bền lâu hơn. Vì vậy đầu tư vào một chiếc nhẫn chất lượng cao hơn có nghĩa là người ta đang đầu tư vào một cuộc hôn nhân lâu dài.
Sự thật lịch sử chưa biết về chiếc nhẫn cầu hôn
Nếu như chưa tìm hiểu sâu về lịch sự của chiếc nhẫn cầu hôn, chắc hẳn bạn sẽ chưa biết được những sự thật này:
- Chiếc nhẫn kim cương dùng để đính hôn đầu tiên được ghi chép rõ ràng thuộc về Maximilian của Áo trong triều đình Vienna vào năm 1477.
- Chiếc nhẫn hôn nhân đắt nhất được ghi nhận là chiếc nhẫn mà Richard Burton đã tặng cho Elizabeth Taylor. Viên kim cương Asscher cắt Krupp 33 carat trị giá 8,8 triệu USD.
- Nguồn gốc của “ngón đeo nhẫn” bắt nguồn từ hệ thống tín ngưỡng của các nền văn hóa cổ đại. Họ tin rằng ngón tay thứ tư trên bàn tay trái chạy trực tiếp đến trái tim.
- Ai Cập cổ đại được ghi công với việc phát minh ra chiếc nhẫn mặc dù không có hồ sơ chính thức. Lịch sử tài liệu của chiếc nhẫn chỉ có từ thời La Mã cổ đại.
- Trang sức không phải là ứng dụng phổ biến nhất của kim cương. Trên thực tế, 80% kim cương được sử dụng trong công nghiệp.
- Một nghiên cứu gần đây cho thấy 28% phụ nữ sẽ từ chối lời cầu hôn nếu họ không thích chiếc nhẫn!
Vậy là với những chia sẻ của Meez về lịch sử và quá trình phát triển nhẫn đính hôn, bạn có thêm góc nhìn mới để hiểu hơn về chiếc nhẫn thiêng liêng này. Hiện nay, ngoài được đính kèm viên kim cương thì nhẫn cầu hôn còn được làm từ nhiều chất liệu, kiểu dáng khác nhau. Mang đến cho người đeo vẻ đẹp lịch thiệp, sang trọng và đẳng cấp. Nếu bạn muốn tham khảo thêm các mẫu nhẫn đính hôn, hãy liên hệ ngay cho Meez để được tư vấn tốt nhất.