NHỮNG CÂU CHUYỆN THÚ VỊ VỀ NHẪN CƯỚI MÀ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Nhẫn cưới được coi là tín vật thiêng liêng của cặp đôi uyên ương trong ngày cưới trọng đại của mình. Nhẫn cưới thể hiện cho một tình yêu chân thành, thủy chung son sắt, vĩnh cửu. Và mong muốn xây đắp một gia đình nhỏ hạnh phúc của lứa đôi. Và xung quanh chiếc nhẫn còn rất nhiều câu chuyện thú vị mà không phải ai cũng biết. Vậy đó là những điều gì? Hãy cùng Meez khám phá ngay trong bài viết dưới đây. 

Trao nhẫn cưới trong ngày cưới đã là truyền thống từ rất lâu đời

Trao nhẫn cưới cho nhau trong ngày cưới là hành động quen thuộc và thường thấy. Cô dâu và chú rể sẽ trao tín vật thiêng liêng cho nhau trước sự chứng kiến của dòng họ hai bên gia đình. Hoặc trước mặt Cha xứ ( nếu hôn lễ tổ chức tại nhà thờ). Hoặc trước sự chứng minh của chư Tăng ( nếu hôn lễ được tổ chức tại chùa). Vậy Và nguồn gốc nhẫn cưới bắt nguồn từ đâu?

Có thể nói chưa ai khẳng định được nhẫn cưới ra đời từ khi nào. Nhưng người ta biết chính xác là Ai Cập cổ xưa là những người đầu tiên sử dụng vòng tròn. Làm vật biểu trưng cho sự gắn kết của tình yêu đôi lứa. Sở dĩ người ta chọn vòng tròn bởi quan niệm cho rằng. Vòng tròn có chung điểm đầu và điểm cuối. Với ý nghĩa: dù các cặp đôi có đi những hành trình dài khác nhau. Nhưng nếu đã thuộc về nhau thì cuối cùng họ vẫn sẽ là của nhau. Và hành trình mà họ trải qua chính là hành trình trong vòng tròn hạnh phúc của tình yêu.

Nhẫn cưới đẹp nhất thời xa xưa không được làm bằng vàng hay những kim loại quý như hiện nay. Mà nó được làm từ các vật liệu thiên nhiên như cỏ cây, lau sậy, da thú, xương hoặc ngà voi. Khi ấy chỉ có người phụ nữ đeo nhẫn cưới khi kết hôn.

Tuy nhiên khi chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra. Và rất nhiều người đàn ông phải chia tay những người vợ trẻ đẹp của mình để ra chiến trường trong một thời gian dài. Họ bắt đầu đeo chiếc nhẫn cưới như biểu tượng của hôn nhân và sự gợi nhớ tới người vợ của họ. Đó là một hành động rất lãng mạn, tràn đầy tình yêu của người đàn ông có trách nhiệm. Chính vì vậy nó đã tồn tại đến tận thời nay, trong đám cưới chú rể cũng được cô dâu trao lại nhẫn.

Mục đích ban đầu của nhẫn cưới

Ở thời Ai Cập xa xưa, nhẫn cưới được coi là biểu tượng của quyền sở hữu. Khi người con gái chấp nhận chiếc nhẫn cũng là lúc cô chấp nhận sự ràng buộc mãi mãi và không còn tự do nữa. Các chàng trai đeo nhẫn lên tay cô gái với ý nghĩa rằng họ đã thu phục được cả thể xác và linh hồn của cô ấy. Song về sau, ý nghĩa của chiếc nhẫn trở nên nhân văn hơn. Thể hiện cho sự gắn kết và chung thủy giữa 2 người.

Bên cạnh đó, nhẫn cưới là món quà cô dâu chú rể dành tặng nhau trong ngày cưới. Minh chứng cho sự xứng đáng sau một hành trình yêu nhau. Thể hiện tình yêu trọn vẹn để đến được một cái kết hạnh phúc. 

Kể từ giây phút trao tay nhẫn cưới, cặp đôi sẽ sống có trách nhiệm với nhau, cùng nhau xây dựng tổ ấm hạnh phúc. Dù buồn, vui, đau khổ, khó khăn, sung sướng… Thì phải giữ một lòng son sắt, thủy chung, nắm tay nhau cùng đi qua.

Thời điểm mà các cặp đôi đeo nhẫn cưới

Tùy theo từng văn hóa, phong tục của từng địa phương mà có quy trình trao lễ cưới khác nhau. Có những nơi thì trao nhẫn cưới ở nhà gái. Khi đôi uyên ương làm lễ trước bàn thờ gia tiên dưới sự chứng kiến của hai bên gia đình. Thì cả hai sẽ trao nhẫn cho nhau. Nhưng thông thường, nhẫn cưới sẽ được cặp đôi trao tại lễ thành hôn của nhà trai.

Dưới sự chứng kiến của bao người thân, bạn bè hai bên, trong giờ phút thiêng liêng ấy. Cô dâu chú rể trao cho nhau tình yêu qua chiếc nhẫn cưới đẹp lung linh đó. Nhẫn cưới được cặp đôi đeo vào tay nhau cũng ngầm thể hiện chủ quyền. Là một phần của nhau trong cuộc sống hôn nhân phía trước. Khi đeo nhẫn cưới thì cuộc sống không chỉ đơn giản là sống vì bản thân. Mà phải sống vì tình yêu và trách nhiệm với nhau và với gia đình nhỏ của mình.

Vị trí đeo nhẫn cưới

Vị trí đeo nhẫn cưới thường là ở ngón áp út của cô dâu chú rể. Người Ai Cập và Hy Lạp cổ đại tin rằng mỗi ngón tay đều thể hiện cho những mối quan hệ quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Trong đó, ngón áp út là ngón tay duy nhất trong mười ngón có tĩnh mạch nối thẳng đến trái tim. Tĩnh mạch này có tên là “Vena Amoris”, theo tiếng Latin có nghĩa là “tĩnh mạch của tình yêu”.

Theo văn hóa Phương Đông, có quan niệm rằng: “nam tả, nữ hữu” tức đàn ông tay trái còn phụ nữ thì tay phải, do đó:

  • Đối với nam giới(chú rể): Nên đeo nhẫn cưới ở vị trí ngón áp út và đeo ở tay trái
  • Đối với nữ giới(cô dâu): Nên đeo nhẫn cưới ở vị trí ngón áp út nhưng đeo ở tay phải. Và thêm nữa là cô dâu thường có thêm nhẫn đính hôn vì vậy các cô dâu sẽ đeo nhẫn đính hôn ở ngón giữa.

Mỹ sử dụng 17 tấn vàng mỗi năm để làm nhẫn cưới

Nếu không để ý và tìm hiểu kỹ về nhẫn cưới thì ít ai biết được điều thú vị này. Mỹ sử dụng 17 tấn vàng mỗi năm để làm nhẫn cưới cho các cặp đôi uyên ương cô dâu chú rể. Nếu so với các chất liệu làm nhẫn cưới như bạch kim, kim loại quý, kim cương, bạc…Thì vàng vẫn là lựa chọn số 1 khi nói đến nhẫn cưới và các đồ trang sức cưới khác. Bởi vàng thể hiện cho sự quý giá, cho sự thiêng liêng, có giá trị về cả vật chất lẫn tinh thần. 

Hơn nữa, chất liệu vàng khi làm nhẫn cưới sẽ cho sản phẩm đẹp long lanh. Thiết kế được nhiều kiểu dáng độc đáo, ấn tượng, có thể thiết kế riêng theo yêu cầu. Ngoài ra, ngày xưa các cụ còn tâm niệm: vàng là để cất giữ. Là tài sản lưu trú đặc biệt, là vật có giá trị. Đeo nhẫn bằng vàng cũng ngầm nhắc nhở cặp đôi vợ chồng son luôn phải trân trọng nhau. Yêu thương nhau như hồi mới yêu, phải biết giá trị và nhường nhịn nhau. 

Nhẫn không phải luôn được đeo trên ngón tay

Theo truyền thống Ấn Độ giáo, phụ nữ nước này đeo một chiếc nhẫn ở ngón chân tên là bichiya. Và được coi như nhẫn đính hôn. Ở Tây Bengal, phụ nữ đeo vòng tay bằng sắt mạ bạc hoặc vàng. Ngày nay, đàn ông Hindu có thể trao cho cô dâu của họ cả nhẫn đính hôn truyền thống. Và nhẫn cưới theo phong cách phương Tây hiện đại.

Nhẫn đeo ngón chân, bạn đã thử chưa?

Ngoài ra, nhẫn không phải luôn được đeo trên ngón tay còn được hiểu theo nghĩa khác. Với tính chất công việc, sinh hoạt, thể thao khác nhau. Mà đôi khi các cặp đôi cần phải tháo nhẫn ra để phục vụ mục đích của mình. Ví dụ công việc của chàng trai hay thường xuyên phải va đập mạnh, hoạt động mạnh. Thì việc cởi nhẫn ra và cất đi một thời gian ngắn sẽ giúp bảo quản nhẫn khỏi bị trầy xước, méo mó hay hư hỏng.

Do đó, không phải lúc nào nhẫn cũng được đeo trên ngón tay. Nhưng đa số đều đeo hàng ngày vì là thói quen.Và cũng là vật để nhắc nhở cặp đôi vợ chồng son sống có trách nhiệm, thủy chung son sắt với nhau. 

Nhẫn bạc và nhẫn vàng được đeo cùng lúc

Ở Romania, các cặp vợ chồng kỷ niệm đám cưới bạc sau 25 năm chung sống. Trong lễ kỷ niệm đó, họ trao cho nhau nhẫn bạc và được đeo cùng với nhẫn cưới vàng trước đó. Điều này không chỉ là cam kết hôn nhân mà còn thể hiện những sự tốt đẹp mà họ đã trải qua cùng nhau

Nhẫn Claddagh độc đáo của người Ai-len

Chiếc nhẫn được người dân nước này sử dụng như nhẫn đính hôn hay nhẫn cưới. Chiếc nhẫn Claddagh có hình dáng của hai bàn tay đang nâng niu một trái tim đội vương miện. Những biểu tượng này được sử dụng để ca tụng ba yếu tố quan trọng đối với một con người. Tình yêu (trái tim), tình bạn (đôi bàn tay) và sự trung thành (vương miện).

Cô dâu chú rể trao cho nhau chiếc nhẫn Claddagh trong ngày cưới và họ có thể đeo chiếc nhẫn này đảo chiều xuôi. Hoặc ngược đều được và tất nhiên cũng có thể đeo ở tay trái hoặc tay phải..

Nhẫn cưới Meez Jewelry- sự lựa chọn hoàn hảo cho các cặp đôi hiện đại

Meez Jewelry là thương hiệu số 1 về nhẫn cưới tại Hà Nội. Với nhiều năm đam mê đặc biệt với nhẫn cưới, trang sức cưới. Meez đã xác định mang trong mình sứ mệnh gửi kỷ vật trăm năm cho hàng triệu cặp đôi hiện đại đại. Nhẫn cưới của Meez Jewelry với đầy đủ ý nghĩa thiêng liêng luôn chứa đựng chiều sâu về mẫu mã. Đa dạng về chất liệu cũng như cách thiết kế độc đáo, ấn tượng cho các cặp đôi thỏa mái lựa chọn. Nhằm đem lại cho đôi uyên ương cặp nhẫn cưới đẹp nhất. Hoàn hảo nhất trong suốt hành trình hôn nhân của mình.

Đến với Meez Jewelry, các cặp đôi tha hồ lựa chọn nhẫn cưới theo sở thích, phong cách riêng hay đẳng cấp của mình. Meez có nhiều bộ sưu tập là những mẫu nhẫn mới nhất, hiện đại nhất, đẹp nhất. Mang tới vẻ đẹp quý phái và thu hút nhất. Với những thiết kế độc đáo, ấn tượng, thể hiện chất riêng của từng cặp đôi.

4 cái nhất của nhẫn cưới Meez Jewelry

  • Tư vấn tận tâm nhất, nhiệt tình nhất: Đến với Meez bạn không chỉ được trải nghiệm không gian đẹp, sang trọng, sạch sẽ. Mà còn được đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, đúng mong muốn. Hơn nữa, nhân viên còn gợi ý cho các cặp đôi kiểu mẫu nhẫn phù hợp với các tiêu chí mà đôi tình nhân đưa ra.
  • Giá nhẫn cưới thành mềm nhất Hà Nội hiện nay: Meez hiểu được việc tổ chức đám cưới của các cặp đôi tốn nhiều chi phí. Do đó, Meez muốn chia sẻ chút kinh phí cho các gia đình. nên Meez đưa ra mức giá mua nhẫn và trang sức cưới tốt nhất trên thị trường tại Hà Nội.
  • Đa dạng mẫu nhẫn cưới đẹp nhất: Meez hàng ngày cập nhật những mẫu nhẫn mới nhất, đa dạng mẫu nhẫn. Để các cặp đôi lựa chọn thỏa thích.
  • Dịch vụ hậu mãi hay nhất: Không chỉ được phục vụ và tư vấn nhiệt tình trong khi mua nhẫn. Mà ngay cả các cặp đôi sau khi sử dụng và đeo nhẫn, nếu có vấn đề gì vẫn được Meez bảo hành trọn đời. Như làm sáng-làm mới nhẫn miễn phí, uốn nắn nhẫn khi bị cong vênh. Được đổi cặp nhẫn khác nếu muốn (chi phí thêm),… 

Vậy là với những chia sẻ của Meez về những câu chuyện thú về xoay quanh nhẫn cưới mà có thể bạn chưa biết. Hy vọng bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích và hiểu nhiều hơn về nhẫn cưới. Để từ đó nâng niu, trân quý kỷ vật thiêng liêng này. Nếu có nhu cầu lựa chọn nhẫn cưới đẹp, hiện đại, giá mềm, hãy liên hệ ngay với Meez.