Thủ tục đám cưới – Những nghi thức quan trọng trong văn hóa cưới hỏi

Nếu có một điều quan trọng không thể bỏ qua khi tổ chức một tiệc cưới, bạn sẽ nghĩ là gì? Chắc chắn là thủ tục đám cưới rồi. Đó những là nghi thức quan trọng trong văn hóa cưới hỏi của từng vùng miền. Nhưng có thực sự bạn đã biết hết về những nghi thức này chưa? Nếu chưa biết rõ hoặc còn đang mơ màng, hãy tham khảo bài viết dưới đây. Meez sẽ gợi ý danh sách các thủ tục đám cưới cần thiết nhất với trình tự cụ thể để giúp cho bạn hình dung rõ ràng hơn. 

Thủ tục tiệc cưới là gì?

Theo quan niệm của người Việt, tiệc cưới được xem là một phong tục văn hóa truyền thống. Để nhằm chính thức thông báo rộng rãi hơn cho họ hàng, người thân, gia đình hai bên về việc kết hôn của một cặp đôi uyên ương. 

Tổ chức đám cưới là một phong tục văn hóa truyền thống tốt đẹp trong cuộc sống hôn nhân. Nó khẳng định sự chấp nhận của hai bên gia đình, xã hội hay tôn giáo về mối quan hệ này. Đám cưới diễn ra dưới sự chứng kiến của người thân, gia đình, bạn bè, họ hàng 2 bên. Và thủ tục tiệc cưới được hiểu là những nghi lễ có từ xa xưa kết hợp với một bữa tiệc đãi khách. Để thông báo và chứng minh cặp đôi uyên ương đã trở thành vợ chồng của nhau.

Dạm ngõ – Thủ tục tiệc cưới không thể bỏ qua

Thông thường, về thủ tục tiệc cưới truyền thống sẽ có 4 phần lễ cụ thể và cơ bản nhất. Lần lượt là lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ cưới, lễ lại mặt sau khi đám cưới diễn ra. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể cho từng thủ tục. 

Lưu ý về lễ dạm ngõ

Nghi lễ đầu tiên khi thực hiện các thủ tục lễ cưới là lễ dạm ngõ (một số nơi còn gọi là chạm ngõ). Đây được xem như bước khởi đầu cho một đám cưới truyền thống của người Việt. Nhà trai cần chọn ngày đẹp để thông báo cho nhà gái về việc đến dạm ngõ. Nếu nhà gái đồng ý nghĩa là đã chấp nhận cho đôi trẻ và hai gia đình qua lại thân tình.

Trong thủ tục đám cưới thì lễ dạm ngõ là lần đầu tiên hai gia đình gặp mặt. Và được xem như là thủ tục cần thiết để người lớn bàn bạc, đi đến thống nhất về lễ cưới. Lễ vật nhà trai mang đến trong ngày dạm ngõ cũng rất đơn giản. Bao gồm chục trầu cau, thuốc lá, bánh kẹo và chè theo số lượng chẵn để nhà gái đặt lên bàn thờ gia tiên. Những người tham gia nghi lễ này cũng đơn giản, chỉ gồm cô dâu chú rể cùng bố mẹ và anh chị em ruột.

Nhà gái đón tiếp nhà trai cần đơn giản và thân thiện với trà, thuốc, hoa quả, bánh kẹo,… để mời khách. Nhà trai đến sẽ trao lễ để nhà gái đặt lên bàn thờ thông báo với ông bà tổ tiên. Sau đó cả 2 bên ngồi lại để cùng bàn bạc chọn ngày cưới và các thủ tục khác. Sau lễ dạm ngõ, người con gái được xem như có nơi có chốn và bắt đầu tiến tới hôn nhân.

Quy trình tiến hành lễ dạm ngõ

Nếu bạn hiểu được quy trình tiến hành lễ dạm ngõ, bạn sẽ không bỡ ngỡ mà cứ thế thực hiện. 

Khi nhà trai vào nhà gái thì cũng không nên vào thằng vấn đề ngay lập tức mà hai gia đình có thể trò chuyện. Để xây dựng thiện cảm và giúp không khí trở nên gần gũi hơn. Quá trình cho việc này bao gồm:

  • Đại diện nhà trai đến xin phép gia đình nhà gái cho phép cùng nhau vào trong nhà nói chuyện.
  • Nhà gái đồng ý và đưa nhà trai vào chỗ ngồi đã được bố trí trước và cùng ngồi uống nước.
  • Đại diện nhà trai bắt đầu tiến hành những thủ tục dạm ngõ như giới thiệu tên tuổi. Và lý do hôm nay có mặt ở gia đình nhà gái cũng như trình mâm lễ để nhà gái thấy được thành ý
  • Đại diện nhà gái bày tỏ sự cảm ơn và giới thiệu các thành phần tham dự đang có mặt của nhà gái. Cũng như bày tỏ những suy nghĩ của mình về mong muốn ngỏ ý xây dựng mối quan hệ của nhà trai
  • Sau khi hai bên gia đình trò chuyện và đi đến chấp thuận cho hai bạn trẻ được công khai đến với nhau. Thì nhà gái sẽ tiến hành nghi thức thắp hương gia tiên cũng như để bánh, trái cây lên bàn thời.
  • Thông thường nhà gái sẽ mời nhà trai một bữa cơm thân mật để thể hiện thành ý. Đồng thời đây cũng là lúc để các thành viên của cả hai gia đình có thể trò chuyện thoải mái giúp tăng thêm tình cảm, sự thấu hiểu và gắn kết với nhau hơn.

Lễ ăn hỏi trước tiệc cưới

Sau lễ dạm ngõ là lễ ăn hỏi. Đây cũng là một trong những thủ tục đám cưới quan trọng không thể bỏ qua. Nhà gái thông qua lễ ăn hỏi sẽ thông báo chính thức đến họ hàng, bà con làng xóm về việc hứa gả con gái cho nhà trai. Thông thường, trong buổi lễ sẽ diễn ra các thủ tục ăn hỏi, xin cưới và nạp tài. Để thuận tiện cho việc tổ chức của đôi bên.

Trình tự diễn ra lễ ăn hỏi trước tiệc cưới

Lễ ăn hỏi là lời thể hiện tình cảm giữa bố mẹ và con cái, của bố mẹ nhà trai cho nhà gái và ngược lại. Nghi thức lễ cưới ở nhà gái đánh dấu những khoảnh khắc quan trọng cho việc cặp uyên ương sẽ ở với nhau trọn đời.

Trình tự diễn ra lễ ăn hỏi:

Nhà trai sang nhà gái để tiến hành nghi thức

  • Đội bê tráp nhà trai sẽ dừng trước cổng nhà gái khoảng 100 mét. Người chủ trì sắp xếp đội hình sao cho cân đối, thứ tự tráp lễ phù hợp. Đến giờ đẹp, nhà trai cử người vào xin phép được bưng lễ vào nhà gái. Các cô gái bưng tráp sẽ xếp hàng sẵn theo đúng nghi thức lễ cưới ở nhà gái. Các chàng trai bê tráp đứng đối diện với các cô gái bưng tráp thành hai hàng. Hai bên cùng bưng mâm quả đặt vào ban thờ và trao đổi lì xì cho nhau.
  • Đi đầu đoàn nhà trai là những người có vai vế lớn trong nhà. Bắt đầu từ ông bà, cha mẹ, chú rể rồi tiếp đến là đội nam bê tráp. Theo sau là các thành viên khác.
  • Màn chào hỏi giữa hai gia đình, mời nước và trao quà đính hôn trong nghi thức lễ cưới ở nhà gái: Sau khi ổn định chỗ ngồi, nhà gái mời nước để bắt đầu màn chào hỏi. Đại diện nhà trai sẽ đứng lên phát biểu lý do có ngày trọng đại này, giới thiệu các lễ vật của nhà trai. Đại diện nhà gái sẽ đứng lên cảm ơn, mở lời đón nhận sính lễ và bỏ khăn lụa đỏ phủ trên mỗi tráp để xem lễ vật bên trong.

Cô dâu ra mắt, chào hỏi hai bên gia đình

Sau nghi thức chào hỏi và nhận tráp, dâng sính lễ, hai bên gia đình sẽ cùng ngồi trò chuyện. Một lúc sau, bên nhà gái sẽ cho chú rể đến phòng đón cô dâu và cả hai cùng nhau chào hỏi hai họ cùng quan khách. Cô dâu và chú rể cùng sẽ rót nước trà mời gia đình để tỏ lòng hiếu thảo. Cặp đôi chính thức ra mắt cha mẹ chồng (vợ) tương lai.

Cô dâu chú rể thắp hương lên bàn thờ tổ tiên

Sau khi cô dâu xong màn chào hỏi mời nước gia đình hai họ, mẹ cô dâu sẽ lấy vật phẩm từ các tráp lễ vật. Và phong bì tiền dẫn cưới đặt lên bàn thờ và thắp hương trình cúng tổ tiên.

Sau đó, cô dâu và chú rể cũng thắp hương trên bàn thờ gia tiên như một hình thức để chú rể ra mắt ông bà, tổ tiên bên nhà gái. Hoàn tất thủ tục này, chú rể chính thức được coi như một phần của gia đình nhà gái. Được tổ tiên chứng giám cho thành viên mới trong gia đình.

Thống nhất ngày-giờ tổ chức đám cưới và chụp hình lưu niệm

Và cuối cùng là nhà gái mời bữa cơm thân mật với tất cả quan khách. Đặc biệt, trước khi nhà trai ra về, các lễ vật trong mâm quả đám cưới như cau, chè, hoa quả, bánh trái … Đều được nhà gái gói lại mỗi thứ một ít để “lại quả” (quà có đi có lại) cho nhà trai.

Tổ chức lễ thành hôn- tiệc cưới

 Lễ thành hôn sẽ được tổ chức vào một ngày lành tháng tốt nào đó mà 2 gia đình đã lựa chọn và thống nhất. Đây cũng được xem là thủ tục quan trọng nhất trong các nghi lễ cưới hỏi của người Việt. 

Ngày diễn ra lễ thành hôn, nhà trai cần tính toán giờ xuất phát để đến đúng giờ tốt đã định sẵn. Chú rể sẽ cùng bố mẹ, họ hàng, anh chị em cùng xe cưới để đến nhà rước cô dâu.

Trình tự lễ thành hôn

Với các thủ tục đám cưới trong lễ thành hôn sẽ bao gồm lần lượt các bước sau: Thủ tục xin cưới, tiệc cưới, đón dâu, lễ cưới. 

Với gia đình nhà gái- thủ tục rước dâu

Khi nhà trai tiến vào sân khấu, nhà gái sẽ sắp xếp chú rể cùng ban đại diện ngồi ở vị trí trang trọng nhất cũng gia đình.

Các nghi thức lễ cưới nhà gái diễn ra lần lượt như sau: Hai bên sẽ lần lượt giới thiệu thành phần tham dự buổi lễ. Sau đó nhà trai trao cơi trầu để xin dâu và xin phép cho tân lang được lên phòng đón tân nương. Tiếp theo đó 2 người thực hiện nghi lễ cúng gia tiên. Cuối cùng, nhà trai xin phép đưa cô dâu về trước sự đồng ý và chứng kiến của đại diện nhà gái.

Với gia đình nhà trai- tiệc cưới

Khi cô dâu mới về sẽ cùng chú rể thắp hương lên bàn thờ gia tiên. Tiếp theo, mẹ hoặc người đại diện nhà chú rể sẽ phát biểu. Giới thiệu trước quan khách về việc đón được tân nương trở về. Chú rể sẽ dắt cô dâu ra mắt gia đình nhà chồng, chào 2 họ, trao quà và ăn tiệc. Đại diện nhà trai cũng sẽ mời đại diện nhà gái vào thăm phòng cô dâu chú rể.

Tiệc đãi khách thường được chọn là tiệc mặn, một số gia đình chọn đãi tiệc chay. Riêng ở một số tỉnh miền Bắc,  trong ngày nhà cô dâu đãi tiệc mời khách thì chú rể cũng sẽ có mặt để chung vui.

Với  tiệc cưới tổ chức ở khách sạn

Nếu chọn tổ chức lễ Thành hôn tại trung tâm tiệc cưới thì cả 2 họ phải đến trước giờ mời khách khoảng 30 phút. Cô dâu ngồi tại phòng chờ đợi chú rể lên đón. Trong khi đó người của 2 họ sẽ đi kiểm tra cỗ và bài trí phòng tiệc một lần nữa

Trước giờ mời tiệc 10 phút, cả 2 bên phải quay về sảnh chính, đừng theo hàng để bắt đầu đón tiếp quan khách đến dự. Quá trình đón tiếp trong khoảng 30 phút thì có thể bắt đầu nghi lễ chính thức.

Chương trình và các nghi thức tiếp theo sẽ được MC – người dẫn chương trình hướng dẫn và điều hành. Sau khi kết thúc các thủ tục đám cưới sẽ đến thời gian dùng tiệc mặn. Cô dâu, chú rể cùng bố mẹ hai bên sẽ đi nâng ly với toàn thể khách mời để chia vui. Cuối cùng, tiệc tan, cô dâu chú rể cùng gia đình cần đứng tiễn khách tại sảnh chính cửa ra vào.

Lễ lại mặt sau hôn lễ- tiệc cưới

Nghi lễ cuối cùng trong thủ tục đám cưới chính là lễ lại mặt. Tuy nhiên tùy từng điều kiện công việc, khoảng cách địa lý mà thời gian này có thể xê dịch.

Đồ lễ lại mặt bao gồm gà trống và gạo nếp. Nếu đơn giản hơn có thể sử dụng bánh kẹo, rượu thuốc, bia hay nước ngọt để cô dâu chú rể mang về nhà ngoại. Vợ chồng mới sẽ ở lại ăn cơm cùng với bố mẹ vợ sau đó mới trở về nhà mình.

Trên đây là toàn bộ thủ tục đám cưới theo đúng phong tục tập quán của người dân Việt Nam. Hy vọng, bạn sẽ có thêm thông tin và kiến thức hữu ích để chuẩn bị kế hoạch cưới thật hoàn hảo và trọn vẹn.

发表回复

您的电子邮箱地址不会被公开。 必填项已用*标注